Quy trình sơn ô tô tại Chuỗi Rửa & Chăm Sóc Xe 5S

Tuỳ vào tình trạng lớp sơn cũ của xe cũng như kiểu sơn (sơn dặm hay sơn toàn bộ) mà quy trình sơn xe sẽ có khác nhau. Tuy nhiên, thông thường cũng sẽ theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá sơn xe ô tô

Đầu tiên là bước kiểm tra, đánh giá sơn xe để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Chuyên viên 5S sẽ tiến hành kiểm tra những vị trí hư hại, độ dày của lớp sơn bằng các dụng cụ chuyên dụng như đèn kiểm tra sơn xe, máy đo độ dày sơn… Từ đó đưa ra phương pháp xử lý như sơn dặm hay sơn lại toàn bộ xe.

Bước 2: Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn xe ô tô (nếu cần)

Tiếp theo là bước mài bỏ lớp sơn cũ, loại bỏ các gỉ sét (nếu có). Ở công đoạn này 5S thường dùng máy mài lắp giấy nhám có độ mịn phù hợp để mài bóc sơn cũ, loại sạch các vết gỉ sét.

Riêng với những thân xe bị va chạm, tai nạn làm biến dạng, chuyên viên 5S sẽ tiến hành làm đồng ô tô để lấy lại diện mạo theo form chuẩn ban đầu của xe. Khi làm đồng ô tô thường dùng các kỹ thuật rút tôn, gò, nắn kéo… để phần thân vỏ bị móp méo, biến dạng trở về vị trí cũ.

Bước 3: Sơn chống gỉ ô tô

Sau khi hoàn tất công đoạn mài bốc sạch sơn cũ, tẩy gỉ cũng như làm đồng (nếu cần thiết) sẽ tiến hành sơn phủ lên thân vỏ xe một lớp sơn chống gỉ. Lớp sơn này có tác dụng chống ẩm, ngăn ngừa rỉ sét phá hủy từ bên trong. Khi lớp sơn chống rỉ khô sẽ dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho lớp bả matit cũng như lớp sơn lót.

Bước 4: Đánh bả matit xử lý các vết lõm

Nếu vỏ xe bị các vết lõm nhỏ khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô thì sẽ được đánh bả matit để lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn.

Bả matit ô tô có các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi… thường được tách rời, khi dùng tuỳ theo bề mặt mà sẽ trộn với tỷ lệ phù hợp. Khi phủ bả matit lên vỏ thép xe ô tô, theo kỹ thuật chuẩn thường có 4 bước:

  • Lần thứ nhất lấy 1 lớp mỏng, giữ dao bả vuông góc, miết ép để bả trám đầy các vết xước trên sơn chống rỉ do đánh nhám
  • Lần thứ hai lấy lượng nhiều hơn, nghiêng dao từ 35 đến 45 độ, đánh từ trong ra ngoài, càng ra mép càng nghiêng dao để tạo lớp mỏng.
  • Lần thứ ba thực hiện tương tự lần hai
  • Lần cuối giữ dao gần như áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt

Lớp bả matit sau khi hoàn tất thường phải cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao phần đánh mài nhẵn. Sau khi bả matit sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, đám nhám để tăng cường độ kết dính cho lớp sơn lót.

Bước 5: Sơn lót

Sau khi chuẩn bị bề mặt và thực hiện che chắn những vùng không sơn sẽ đến công đoạn sơn lót. Lớp sơn lót này có tác dụng che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ, cũng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Phun sơn lót hoàn tất sẽ tiến hành sấy khô sơn lót và dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính.

Bước 6: Sơn màu

Trước khi thực hiện phun lớp sơn màu cũng cần che chắn các vùng không sơn cẩn thận như trước khi sơn lót.

Pha sơn màu

Kỹ thuật pha màu sơn ô tô sẽ quyết định hơn 70% chất lượng màu sơn. So với trước kia, ngày nay việc pha màu sơn xe ô tô đã trở nên đơn giản hơn và độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ có sự hỗ trợ của thiết bị pha màu sơn vi tính.

Hầu hết các màu sơn xe “zin” của nhà sản xuất ô tô đều có mã màu, có thể tra được công thức. Do đó việc sơn dặm hay sơn toàn bộ xe theo màu sơn “zin” của hãng không quá khó. 

Tuy nhiên do điều kiện của môi trường & tình trạng sử dụng, pha màu sơn còn phải thêm yếu tố kinh nghiệm & tay nghề để đưa phần được sơn tương đồng tuyệt đối với toàn bộ phần màu sơn còn lại của xe. Riêng phần này đội ngũ nhân sự của 5S được đánh giá là tay nghề đỉnh cao được nhiều hãng xe & đối tác lựa chọn.

Phun sơn màu

Khi phun sơn, kỹ thuật phun sơn là quan trọng nhất. Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn. Kỹ thuật phun sơn chuẩn đòi hỏi rất cao các yếu tố:

  • Cách cầm súng phun sơn ô tô
  • Chỉnh súng sơn: áp suất khí thường 1.8 – 2.0 bar, độ xòe 2 – 2.5 vòng, lượng sơn 2 – 2.5 vòng…
  • Góc phun sơn: luôn giữ vuông góc (dù đứng hay ngồi)
  • Khoảng cách giữa súng phun sơn và bề mặt sơn: thường 100 – 200 mm
  • Tốc độ di chuyển phun sơn xe ô tô: thường 900 – 1200 mm/s
  • Mức độ chồng đè khi phun: thường 1/2 đến 2/3 vệt sơn

Sấy sơn màu

Sau khi sơn màu sẽ tiến hành sấy sơn với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 7: Sơn bóng

Lớp sơn bóng cũng được thực hiện theo kỹ thuật phun tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng cũng tiến hành sấy khô với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra

Sau khi lớp sơn bóng khô hoàn toàn sẽ đến công đoạn đánh bóng. Việc này giúp sửa các lỗi sơn nếu có, tạo độ sáng bóng đều cho bề mặt sơn. Cuối cùng là bước kiểm tra lần cuối bằng các dụng cụ như đèn kiểm tra xước sơn xe, máy đo độ dày sơn xe…

Một số bước làm đẹp và tăng cường bảo vệ sơn xe

Sau khi sơn xe ô tô, để giúp tăng cường độ sáng bóng và tuổi thọ sơn xe, các chủ xe thường muốn phủ nano hoặc phủ ceramic ô tô. Chất phủ nano hay chất phủ ceramic có tác dụng tạo “hiệu ứng lá sen” chống bám nước, hạn chế bám dính các chất bẩn gây hại cho sơn xe. Các loại chất phủ này còn giúp tăng cường bảo vệ lớp sơn bóng cho xe, giảm tổn hại nếu bị trầy xước, giúp sơn xe bóng đẹp hơn.

Bên cạnh đó, việc phủ gầm xe ô tô cũng cần thiết nhằm giúp chống rỉ sét gầm, mọt gầm…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *